Bến xe Lương Yên thuộc Quận Hai Bà Trưng được thành lập năm 2004 theo hình thức xã hội hóa. Đến nay sau 12 năm phát triển, bến xe có 38 tuyến vận tải hành khách cố định đi 20 tỉnh, thành phố với tổng cộng khoảng 335 lượt xe của 52 đơn vị vận tải bến/ngày, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân các tỉnh đặc biệt là Hà Nội kể cả vào cả các dịp lễ tết.
Bến xe Lương Yên nằm trên đường Nguyễn Khoái (vành đai 2) có diện tích khoảng 10.000 m2 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004 với mục đích giảm tải áp lực cho các bến xe liên tỉnh tại Hà Nội. Đến năm 2010, công ty lương thực Lương Yên đầu tư cả chục tỷ để dịch chuyển bến xe rộng 5.500 m2 về phía bắc khu đất dể phục vụ dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng. Tháng 06/2012, Công Ty Lương Thực cáp I Lương Yên gửi văn bản tới Sở Giao Thông xin đóng cửa bến xe Lương Yên từ 01/07/2012 nhung Hiệp Hội Vận Tải kiến nghị lên UBND TP Hà Nội nên sở Giao Thông phải kéo dài hoạt động của bến xe nên bến xe được hoạt động tiếp tục đến nay.
Theo Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, hợp đồng giữa doanh nghiệp quản lý bến xe với đơn vị tổ chức khai thác vận chuyển hành khách liên tỉnh tại bến xe Lương Yên sẽ chính thức kết thúc vào ngày 30/07/2016. Theo đó các điều kiện để dừng hoạt động của bến xe đã được chuẩn bị đầy đủ, 38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp hoạt động ở bến xe Lương Yên được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa.
Theo Giám Đốc Sở Giao Thông Hà Nội, ông Vũ Văn Viện nói: “38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp hoạt động ở bến Lương Yên được điều chuyển về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa. Sở Giao thông Hà Nội đã chỉ đạo các bến xe tạo điều kiện tốt cho nhà xe như bố trí biểu đồ hoạt động trên nguyên tắc giữ nguyên hoặc gần với giờ xe xuất bến hiện tại”
Bên cạnh đó Sở Giao Thông đã giao Trung Tâm quản lý điều hành giao thông đô thị có phương án tổ chức các tuyến xe đảm bảo kết nối, thuận tiện cho hành khách. “Phải thay đổi luồng tuyến hoạt động đã ổn định nhiều năm khó tránh khỏi bất tiện cho doanh nghiệp và người dân. Tuy vậy, doanh nghiệp hiểu đây là bến xe tạm, không sớm thì muộn sẽ đóng cửa nên họ cũng chia sẻ với đơn vị quản lý”, ông Viện nói.
Trước đó, Hiệp hội vận tải Hà Nội – đại diện cho các đơn vị vận tải kiến nghị di dời các tuyến vận tải ra khỏi bến xe Lương Yên càng sớm càng tốt để ổn định tình hình kinh doanh.
Theo quy hoạch, khu vực Bến xe Lương Yên sẽ được xây dựng thành khu đô thị hỗn hợp có diện tích 14.000m2 do tập đoàn SUN GROUP làm chủ đầu tư bao gồm căn hộ cao cấp, trường học, bãi đỗ xe trên cao.